Thứ hai, 05/06/2023 23:32 (GMT+7)

Trăm cái khó của công nhân môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 27/03/2023 15:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công việc của một công nhân vệ sinh môi trường vốn đã gặp nhiều khó khăn, vất vả, thu không đủ chi, họ phải làm thêm nhiều việc để vượt qua thời điểm giá cả tăng cao.

tm-img-alt
Giá cả tăng chóng mặt, chị Hòa phải làm thêm nhiều việc khác để có tiền trang trải cuộc sống.

Bà N.T.H (sinh năm 1970, quê ở Bắc Kạn) làm công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội đã nhiều năm nay. Vóc dáng nhỏ bé, công việc vất vả nên trông bà H. già hơn nhiều so với tuổi.

Bà H. và chồng thuê trọ ở đường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Căn phòng 2 vợ chồng thuê chỉ có giá 500.000 đồng/tháng. Trong nhà, chiếc quạt là vật dụng giá trị nhất. Những ngày hè nóng nực, bà H. phải dùng nước hắt lên mái nhà để đỡ oi nóng.

Trước khi xuống Hà Nội làm công nhân môi trường, bà H. kiếm sống bằng nghề kéo củi ở bìa rừng. Sau này sức khoẻ kém đi, bà từ bỏ công việc này.

Chuẩn bị cho bữa trưa, bà H. chia sẻ, đã từ rất lâu bà nặng chưa vượt qua mốc... 40kg. Với mức lương công nhân môi trường 5 triệu đồng/tháng, bà H. chỉ dám nấu cơm với ít rau luộc, lạc rang. Hai vợ chồng bà đã phải chật vật xoay xở cuộc sống trong thời kỳ giá cả tăng chóng mặt. Lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống, dù đã làm công việc của một công nhân vệ sinh môi trường nhiều năm, song bà H. cho biết mới nghỉ việc cách đây không lâu.

“Trước kia tôi được trả mức lương khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng. Hiện nay, giờ làm giảm đi, lương cũng thấp hơn chỉ còn hơn 3 triệu đồng/tháng. Tôi đã xin được một công việc dọn vệ sinh cho một nhà dân với mức lương 6 triệu đồng/tháng nên xin nghỉ chỗ cũ”, bà H. cho biết.

Căn nhà nằm trong một con ngõ ngỏ ngoằn nghèo trên đường Hữu Hưng, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là nơi chị Vũ Thị Hòa (sinh năm 1980) - công nhân vệ sinh môi trường sinh sống. Chị được người thân cho mượn đất, rồi cả gia đình chị dựng căn nhà “tạm” để có nơi trú mưa, tránh nắng. 

Làm công việc vệ sinh môi trường nhiều năm nay, tiền lương của chị Hoà chỉ khoảng 6 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm nghề lái xe ôm, thu nhập rất bấp bênh.

Với đồng lương công nhân ít ỏi, giá cả tăng chóng mặt nên gia đình chị Hòa sống rất chật vật. Chị Hoà còn có 2 người con trai. Con trai đầu của chị đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, đậu 2 trường đại học, nhưng lại quyết định theo học một trường cao đẳng. Theo chị Hoà, lý do con chọn học cao đẳng vì có thể ra trường đi làm sớm, học phí rẻ hơn so với các trường đại học. Nhiều lần chị tâm sự với con, con cứ học những cái con thích, nếu không đủ tiền, mẹ có thể vay mượn thêm. Cậu con trai thứ 2 của chị năm nay lên lớp 9, tiền học phí đầu năm của con chị sẽ xin đóng từng đợt nhỏ.

Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Thanh Trì - Nguyễn Văn Thụy cho biết, để duy trì công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hoàng Mai, mỗi ngày các đơn vị trên địa bàn phải chi thêm hơn gần 34 triệu đồng tiền nhiên liệu, tương đương hơn 1 tỉ đồng/tháng. Tình trạng trên kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống cán bộ công nhân, đặc biệt là những lao động phổ thông, những người hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn./.

Bạn đang đọc bài viết Trăm cái khó của công nhân môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Lương Hạnh/laodong.vn

Cùng chuyên mục

"Mơ ước của Lành"
Gần chục năm công tác tại Cty QLCTĐT Bắc Giang; hai mẹ con vẫn phải ở nhờ trên nhà đất của anh trai; cha mẹ ốm đau... nhưng vẫn vượt lên số phận, góp sức để TP Bắc Giang thêm sạch đẹp. Đó là tấm gương mẫn cán của chị lao công Nguyễn Thị Lành.
Người tổ trưởng tận tâm
Gắn bó với nghề vệ sinh môi trường từ năm 2002, đến nay chị Nguyễn Thị Minh Phương, Tổ trưởng Tổ môi trường số 4, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) - chi nhánh Đống Đa đã có 21 năm kinh nghiệm với công việc này.
Lặng thầm làm sạch đường phố
Mỗi ngày cứ vào lúc 3 giờ sáng, người dân ở dọc đường Châu Thị Vĩnh Tế, Đỗ Bá (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) lại nghe những âm thanh thu gom rác quen thuộc từ anh Phan Đức Nguyên, công nhân đội 1, Xí nghiệp Môi trường Ngũ Hành Sơn.
Để thêm gắn bó với nghề
Đi qua xe rác, nhiều người đã phải nín thở, nhưng các công nhân thu gom rác đã quen với mùi này, họ vẫn lặng lẽ làm việc bất kể nắng mưa. Sự vất vả, cũng như vai trò không thể thiếu của đội ngũ công nhân thu gom rác cần được xã hội trân trọng.
Bám nghề để mưu sinh
Công nhân thu gom rác thường xuyên phải đối mặt với rủi ro, nguy hiểm nghề nghiệp, tai nạn giao thông cũng như nguy cơ bệnh tật khi tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, rác thải độc hại… Thế nhưng, nhiều công nhân thu gom rác vẫn bám nghề mưu sinh.

Tin mới

Mỗi ngày
Mỗi ngày gom mấy câu thơ //Gửi ai về mãi bến bờ chân mây...