Thứ hai, 29/04/2024 11:11 (GMT+7)

Chia sẻ nhọc nhằn với công nhân môi trường

MTĐT -  Thứ sáu, 13/10/2023 16:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mưa nắng, khí hậu khắc nghiệt gây ra những hệ lụy, ảnh hưởng “ngược trở lại” tới môi trường. Điều này đang gây khó khăn cho những người công nhân vệ sinh môi trường.

Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vừa hứng chịu những trận mưa dài ngày, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Mưa kéo dài đã khiến Thủ đô và một số địa phương xuất hiện tình trạng ngập lụt. Nhiều nơi từ trước đến nay chưa từng ngập bao giờ, nay người dân đã phải “bì bõm” lội nước vào nhà.

tm-img-alt
tm-img-alt
Vất vả nhất trong những ngày qua là đội ngũ công nhân thoát nước

Vất vả nhất trong những ngày qua là đội ngũ công nhân thoát nước. Bình thường khi không có mưa, xe cơ giới sẽ hút các cống nước thải, sau đó đem đi đổ vào nơi quy định. Nhưng khi có mưa ngập, công nhân thoát nước phải tự mình thực hiện công việc nạo vét bùn, khơi thông dòng chảy trong cống. Vất vả là như vậy nhưng cứ mưa ngập là anh em công nhân công ty thoát nước lại lao ra hiên trường, chui xuống các cống thoát nước thải để chống úng ngập. Anh Nguyễn Hữu Hạnh, công nhân công ty thoát nước số 2 Hà Nội chia sẻ: “Mỗi lần, mỗi người nạo vét được 3,4 xe bùn, lúc đầu cũng sợ lắm, nhưng làm lâu cũng quen…không yêu nghề thì không làm được nghề này”.

Chia sẻ nhọc nhằn với công nhân môi trường
Sẵn sàng cho công việc thu gom rác

Mưa xuống, rác dềnh lên, cống tắc, khiến một ngày lao động của đội thu gom rác của công ty môi trường Urenco như kéo dài ra. Mỗi ngày, các chị làm tăng thêm từ 2,3 tiếng đồng hồ, nhưng quét mãi vẫn không hết rác. Mưa gió khiến lá cây rụng, bụi bẩn bay khắp nơi.

Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Urenco 8 cảm thấy “an ủi” phần nào khi công việc của mình góp phần làm đẹp cho Thủ đô. “Làm việc có khi đến tận đêm mới xong, tuy biết vất vả nhưng chị em cũng bảo nhau cố gắng vì môi trường của thành phố. Mỗi khi mình tan ca, thấy con đường mình quản lý sạch rác, cũng cảm thấy hài lòng”, chị Hiền chia sẻ.

Bạn trẻ Nguyễn Thị Hồng ở quận Nam Từ Liêm cho rằng, ý thức của người dân sẽ giúp cho công việc của đội ngũ công nhân môi trường trở nên “nhẹ nhàng”. “Tôi thấy các cô công nhân vệ sinh vất vả lắm, nên bà con bảo nhau giũ gìn phố xá cho sạch, thấy rác thì quét gọn vào”, bạn Hồng nói.

Bác Trần Thị Hạnh tổ dân phố Đền Lừ cũng vận động hội viên phụ nữ nhắc nhở các gia đình nâng cao gìn giữ ý thức vệ sinh môi trường, nhất là trong những ngày mưa bão, để giảm sự vất vả cho công nhân môi trường. “Tôi dậy tập thể dục sớm đã thấy các chị công nhân môi trường quét rác rồi… chúng tôi bảo nhau phải đổ rác đúng giờ, để rác đúng nơi tập kết, giúp các chị ý nhanh chóng hoàn thành công việc”, bác Hạnh bày tỏ.

Theo công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), năm nay, thời tiết có những diễn biến bất thường nên việc thu gom rác trên địa bàn cũng vất vả hơn. Tuy nhiên, đơn vị cũng đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố, quét hút, rửa đường.

Công ty thoát nước Hà Nội từ nhiều năm nay cũng đã đẩy mạnh việc cơ giới hóa, mua sắm các trang thiết bị nhưu máy bơm công suất lớn, xe chuyên chở bùn đất, bảo hộ lao động để giảm bớt vất vả cho công nhân.

Biến đổi khí hậu có nguyên nhân bởi rác thải, và khi khí hậu thay đổi cũng làm lượng rác thải, nước thải gia tăng, vòng luẩn quẩn đó là trở ngại cho công tác gìn giữ vệ sinh môi trường. Thời tiết những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, khí hậu bất lợi, kéo theo những hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, những công nhân vệ sinh môi trường vẫn đảm bảo cho các khu phố, các điểm vui chơi giải trí luôn xanh, sạch, mang lại cuộc sống trong lành cho người dân./.

Bạn đang đọc bài viết Chia sẻ nhọc nhằn với công nhân môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo VOV

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.