Thứ hai, 29/04/2024 12:29 (GMT+7)

Công nhân quét rác thành đại biểu HĐND thành phố

MTĐT -  Thứ năm, 19/10/2023 11:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

3 giờ sáng, cả thành phố đang chìm trong giấc ngủ. Dưới ánh đèn điện, chị Hiên mải miết quét dọn. Gần 10 năm qua, ngày nào cũng thế, bất kể đêm đông lạnh giá hay ngày hè nóng bức, cứ đến ca là chị lại ra đường, đến từng con phố để quét và thu gom rác thải

3 giờ sáng, cả thành phố đang chìm trong giấc ngủ. Dưới ánh đèn điện, chị Hiên mải miết quét dọn. Gần 10 năm qua, ngày nào cũng thế, bất kể đêm đông lạnh giá hay ngày hè nóng bức, cứ đến ca là chị lại ra đường, đến từng con phố để quét và thu gom rác thải, làm sạch đường phố.

tm-img-alt
Chị Trịnh Thị Hiên trong ca làm việc.

Ngày làm việc của chị Trịnh Thị Hiên, Tổ phó Tổ Sản xuất số 1, Xí nghiệp Môi trường 1, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa bắt đầu từ lúc 3 giờ và chạy đua với thời gian để hoàn thành công việc trước khi trời sáng. Những ngày đầu mới vào nghề, thời gian làm việc khác thường, cộng với mùi hôi thối từ rác thải sinh hoạt khiến chị nản lòng muốn bỏ việc. Nhưng rồi chị cố gắng từng ngày, làm nhiều thành quen, sau gần 10 năm gắn bó, giờ đây thức khuya, dậy sớm với chị đã trở nên quen thuộc.

Quét và thu gom rác thải là nghề độc hại và vất vả, những người trụ lại được với nghề là cả một nỗ lực, cố gắng không nhỏ. Chia sẻ về công việc của mình, chị Hiên tâm sự: “Trước đây, chồng tôi đi làm xa, không thường xuyên ở nhà nên tôi phải nghỉ làm thu ngân cho một công ty và chọn nghề quét rác để có thời gian chăm sóc con cái. Đây là nghề làm theo ca và phải làm rất sớm. 3 giờ sáng tôi đi làm và làm cật lực để trở về lúc 6 giờ và ở nhà chăm con. Buổi chiều làm từ 14 giờ đến 17 giờ, tôi gửi con theo giờ ở cơ sở giáo dục tư thục, đến khi hoàn thành công việc sẽ quay về đón con. Có thời điểm để con ngủ ở nhà một mình thấy nguy hiểm, vợ chồng tôi phải chuyển đến nhà chị gái ở nhờ, để sáng sớm tôi đi làm còn có người trông con. Công việc cứ thế cho đến khi con đi học mẫu giáo, rồi lên cấp 1 thì tôi mới đỡ vất vả hơn”.

Rác thải sinh hoạt của TP Thanh Hóa ngày càng nhiều nên khối lượng công việc chị phải làm cũng lớn hơn. Đặc biệt, mỗi khi trời mưa bão, cành cây, lá cây rơi gãy nhiều, rác thải ngập nước, thời gian thu dọn rác lâu hơn và vận chuyển cũng nặng nhọc hơn. Những ngày nghỉ lễ, du khách đến với các điểm du lịch ở phường Hàm Rồng đông, cùng với rác thải từ các nhà hàng, quán ăn lớn nên chị phải làm cật lực mới xong. Vất vả nhất trong năm với nghề của chị là vào dịp tết nguyên đán, lượng rác thải tăng đột biến nên chị phải làm việc cả ngày. Đêm 30 tết nào cũng thế, chị phải chờ các nhà hàng, quán ăn đóng cửa, lúc đó rác thải được bỏ hết ra ngoài, chị thu gom, quét dọn sạch sẽ rồi mới trở về nhà. “Năm nào tôi cũng về rất muộn, có hôm về đến nhà đã gần đến giờ đón giao thừa. Tôi chỉ được nghỉ ngày mùng 1 tết, 3 giờ sáng ngày mùng 2 đã trở lại làm việc bình thường. Với mọi người, lễ, tết là dịp để cả gia đình sum vầy, đi chơi, đi du lịch cùng nhau, nhưng với chúng tôi càng ngày lễ, tết càng phải làm việc vất vả hơn”, chị Hiên chia sẻ.

Ngoài làm nhiệm vụ chính là thu gom rác thải, chị Hiên còn tích cực tham gia mô hình “Công nhân môi trường - chiến sĩ tuần tra” do UBND TP Thanh Hóa triển khai. Khi chưa có mô hình, hầu hết chị, em công nhân đi làm đều có tâm lý lo lắng, sợ bị các đối tượng xấu lợi dụng khu vực vắng, ít người qua lại, trời tối để trêu ghẹo hay trộm cắp xe máy. Nhưng từ khi tham gia mô hình, chị Hiên được lực lượng công an khu vực hướng dẫn, trao đổi kiến thức cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ để biết cách tự phòng vệ cho chính mình, nhất là vào sáng sớm, đồng thời chủ động quan sát các biểu hiện nghi vấn của đối tượng trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... để báo cho lực lượng công an. Từ khi mô hình được triển khai, các hành vi vi phạm đã giảm tới 80% nên tôi cũng yên tâm đi làm vào sáng sớm.

Gần 10 năm gắn bó với nghề, chị Hiên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tham gia rất tích cực các hoạt động phong trào của công ty. Với vai trò là Tổ phó Tổ Sản xuất số 1, chị Hiên luôn hướng dẫn chị em trong tổ nghiêm túc thực hiện quy trình vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn lao động, phân công, sắp xếp nhân lực hợp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chị em. Chị cũng thường xuyên quan tâm đến đời sống của chị em trong tổ, tạo điều kiện để mọi người cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với nhiều đóng góp tích cực, chị Trịnh Thị Hiên là công nhân tiêu biểu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND TP Thanh Hóa khóa XXII, nhiệm kỳ 2021-2026. Năm 2023, chị Hiên là cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa tặng Giấy khen.

Bạn đang đọc bài viết Công nhân quét rác thành đại biểu HĐND thành phố. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Tố Phương/baothanhhoa.vn

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.